Được xây dựng năm 1715 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, Văn Miếu Trấn Biên là Văn Miếu đầu tiên ở xứ đằng trong là nơi tôn thờ đức Khổng tử các danh nhân văn hóa đất việt và cũng là nơi để đào tạo nhân tài thời bấy giờ.
Năm 1698, khi thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào đến xứ Đồng Nai thì vùng đất này đã khá trù phú với một thương cảng sầm uất thờ bấy giờ là Cù lao phố để có một nơi để bảo tồn phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa giáo dục xưa và nay của dân tộc việt nam ở vùng đất mới. 17 năm sau (1715) chúa Nguyễn Phúc Chu sai trấn thủ Nguyễn Phan Long và Phạm Đức Khánh xây dựng Văn miếu Trấn Biên. Đây là Văn miếu đầu tiên ở xứ đằng trong có trước cả Văn miếu ở Vĩnh Long, Gia Định và Huế theo sách Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức ghi lại Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng tại thôn Tân Lại, Tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh nay thuộc Phường Bửu Long Thành Phố Biên Hòa còn theo mô tả trong Đại Nam Nhất Thống Chí thì Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng trên một địa thế đẹp phía Nam trông ra sông Phước Giang phía Bắc dựa vào núi Long Sơn là một nơi cảnh đẹp thanh tú cỏ cây tươi tốt.
Văn Miếu Trấn Biên đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử thì ngày nay được xây dựng ngày càng quy mô hơn, to đẹp hơn trong tâm thức của con người xứ Đồng Nai. Với diện tích khoảng 15 hecta bao gồm các khu vực như: khu thờ tự chính, khuôn viên vườn tượng danh nhân văn hóa nằm đối diện với cổng chính, khu vườn tượng nghệ thuật – Hào Khí Trấn Biên nằm sau lưng Văn Miếu bên phải của Văn Miếu có cụm dịch vụ Hội quán Trấn Biên. Trong tổng quy mô diện tích 15 hecta đó thì toàn bộ kiến trúc được phục dựng lại theo kiến trúc thời Nguyễn. Nói về điểu đặc biệt nhất của Văn Miếu Trấn Biên khi du khách vào tham quan đó có lẽ là một trung tâm Văn Hóa giáo dục Chính trị của tỉnh Đồng Nai gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Đồng Nai xưa và đây là một địa chỉ văn hóa truyền thống bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc việt Nam đặc biệt là tinh thần trọng học, trọng nhân tài của người dân đất Việt như là con dân xứ Đồng Nai. Với kiến trúc theo lối Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội gồm các hạng mục: nhà thờ chính, Tả Vu, Hữu Vu, sân hành lễ… thể hiện tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng là những vòm mái cong lợp ngói lưu ly màu xanh ngọc. Từ Văn miếu môn lần lượt là nhà bia truyền thống Trấn Biên Đồng Nai, khuê văn các, cổng tam quan, nhà bia thờ khổng tử và sau cùng là nhà thờ chính. Ở khu nhà thờ chính được xây dựng kiểu nhà ba gian hai trái theo kiến trúc cổ sơn son thiếp vàng, đây cùng là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam như: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Hồ Chí Minh. Trong khu thờ tự có các biểu tựng như trống đồng, chuông đại đồng… Phía trên tường với năm bức hoành phi với nội dung
“Kế thế hiền tài,
Đại việt tinh thần,
Văn hiến trấn biên,
nam phương cốt cách,
thiên thu nguyên khí”
Đã mô tả một cách hào hùng tổng quan về lịch sử văn hóa cũng như con người ở vùng đất Gia Định giàu truyền thống này./.
MRĐ