Địa bàn Nhơn Trạch là nơi có phong trào đấu tranh cách mạng kiên cường. Trong thời kỳ chống Mỹ, một số đơn vị lực lượng vũ trang cách mạng chọn làm địa bàn đứng chân hoạt động. Quân đội Sài Gòn tổ chức nhiều cuộc càn quét nhưng không đánh phá, tiêu diệt, đàn áp được phong trào cách mạng của địa phương.
Khu vực ngã ba Giồng Sắn trước đây thuộc xã Phú Hữu, nay thuộc địa bàn ấp Bến Đình, xã Phú Đông huyện Nhơn Trạch. Đây là một đầu mối giao thông đường thuỷ nối vào sông Ông Kèo. Vào những năm sáu mươi của thế kỷ trước thì bến Giồng Sắn thường xuyên có nhiều ghe xuồng neo đậu. Người dân địa phương và các vùng Long Thành, Bình Khánh, Nhà Bè và cả ngư dân từ các tỉnh Bến Tre, Long An thường tập trung về đây để trao đổi hàng hoá. Giồng Sắn trở thành nơi họp chợ ven sông có đông đúc ghe thuyền.
Năm 1965, cuộc oanh kích của địch làm bến Giồng Sắn trở nên hoang tàn, tang tóc. Hàng trăm ghe xuồng bị bom đạn giặc phá tan tành. Tổng cộng có 536 thường dân chết và rất nhiều người khác bị thương. Sau sự kiện nay, huyện uỷ Nhơn Trạch đã tổ chức một cuộc biểu tình với hơn 1.000 người tham gia, phản đối hành động sát hại dân lành của chính quyền Sài Gòn. Cuộc biểu tình gây nên dư luận căm phẫn lớn trong mọi giới trong cả nước, lên án sự độc ác, tàn bạo của quân đội Sài Gòn. Cuộc thảm sát này cũng dấy lên dư luận, được báo chí nước ngoài đưa tin, lên án.
Di tích lịch sử Địa điểm vụ thảm sát Giồng Sắn , xã Phù Đổng, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nam đã được Bộ VHTTDL xếp hạng di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 3068/QĐ-BVHTTDL.
Thanh Xuân