Đặc sản của Việt Nam có rất nhiều loại bánh truyền thống thơm ngon với nhiều hương vị, hình dáng khác nhau hấp dẫn nhiều du khách. Và mỗi vùng miền, mỗi tỉnh, thành lại có các loại bánh đặc sản khác nhau, cùng điểm qua 5 loại bánh cổ truyền gắn liền với người dân miền Bắc nhé.
1. Bánh đúc
Bánh đúc là món bánh truyền thống của người Bắc, bánh đúc được biến tấu với nhiều loại: bánh đúc lạc, bánh đúc om chua, bánh đúc sốt… nhưng tất cả đều có vị beo béo, thi thoảng sậm sựt một vài sợi dừa, hay miếng lạc rất đặc biệt.
2. Bánh cốm
Bánh cốm là đặc sản của Hà Nội, và được ưa chuộng của du khách thập phương. Bánh cốm làm từ Cốm, nhân đậu xanh dừa nạo và mứt bí hoặc mứt sen trần, thường dùng cho lễ ăn hỏi. Áo cốm vuông vức màu xanh lá lúa mát mắt, ôm lấy nhân ngọt ngào bên trong.
3. Bánh gai
Bánh gai được làm bằng bột nếp trộn lẫn bột của lá cây gai, nên có màu đen nhánh. Bao bọc bên trong là lớp nhân đậu xanh với dừa nạo sợi, hoặc hột sen cho ngon. Bánh được bao phủ bởi một lớp lá chuối – loại lá truyền thống của dân tộc. Đây là một thức bánh đã góp phần làm nên nét đặc sắc của nền ẩm thực đặc của Việt Nam.
4. Bánh giò
Bánh giò có hình chóp, được gói bằng lá chuối tây và phần vỏ bánh được làm bằng gạo tẻ, phần nhân gồm thịt, nấm và hành tây cũng là một trong những điều tinh tế – theo đánh giá của khách du lịch. Bánh có thể được dùng kèm tương ớt tùy khẩu vị của mỗi người.
5. Bánh khúc
Bánh khúc hay còn gọi là xôi khúc là loại bánh có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, đươc làm từ lá rau khúc, gạo nếp, nhân đậu xanh, thịt lợn mỡ. Bánh thường ngon nhất là làm vào mùa có rau khúc – dịp tháng 2, tháng 3 Âm lịch.
Phương Anh